NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÂN THIỆN, TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ

GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
ĐỀ TÀI: “ NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÂN THIỆN, TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ ”

Bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và tâm huyết với nghề, cô Nguyễn Thị Lệ – hiện là Hiệu trưởng trường MG Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp.
Cô được sinh ra vào năm 1974 và lớn ở xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.
Ngày 18/08/1997 cô tốt nghiệp sư phạm Đồng Tháp.
Ngày 01 tháng 09 năm 1997 cô nhận quyết định về làm Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Thông Bình.
Vừa tốt nghiệp sư phạm ra trường nhận quyết định làm hiệu trưởng, chưa từng đi dạy một ngày nào, ai nghe cũng ham, nhưng thực tế không phải vậy, lúc đó cô mới khoảng 22-23 tuổi, và đây cũng là 01 Hiệu trưởng trẻ tuổi đầu tiên bậc học mầm non trong huyện Tân Hồng.
Và một ngày cô đi đến Ủy ban nhân dân xã Thông Bình trình quyết định, lúc đó cô gặp đồng chí Phó chủ tịch: Phan Minh Kỳ ( hay còn gọi là anh Út Kỳ), lúc này anh Út nhìn cô cười cười, lúc bấy giờ cô hỏi đồng chí Phó chủ tịch: trường Mẫu giáo nằm ở đâu anh? anh Kỳ nhìn cô có vẻ như ái ngại nói: Ở Xã này hồi đó giờ trắng Mẫu giáo không trường, không lớp và không học sinh cô về tự mở lớp đó. Lúc này cô Lệ không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? trong thời gian đó xã Thông Bình có tới có 03 trường Tiểu học, 01 trường THCS không có lớp mẫu giáo, địa bàn rất rộng và khó khăn không đường đal, mà toàn đường đất đỏ, trời mưa toàn sình lầy…..
Ngày hôm sau cô đi gặp trưởng phòng thầy Trần Văn Lai, cô nói làm Hiệu trưởng trường MG Thông Bình em không làm được, vì hiện không phòng học, không giáo viên, không học sinh, không đèn điện, vậy mình em phải làm sao?
Thầy Trần Văn Lai nói với cô cố gắng làm khi nào có 01 lớp, cô làm đề nghị Phòng giáo dục sẽ cho 01 giáo viên, 02 lớp sẽ cho 02 giáo viên,… Hình như thầy trưởng Phòng có vẻ chưa tin tưởng một cô sinh viên mới ra trường như cô lắm.
Trước tình hình không trường học, không giáo viên, không học sinh,…nghe câu nói của trưởng phòng giáo dục cô đã cố gắng bám trụ trên đất vùng biên.
Lúc bấy giờ cô suy nghĩ chỉ còn cách nhờ các thầy, cô bên Tiểu học vận động, thu học sinh tiếp, bên cạnh đó cô đi liên hệ mượn phòng, mượn lớp, mượn nhà dân để dạy,…Trong 03 tháng đầu năm 1997 cô đã mở được 06 lớp học, đến cuối năm học mở được 09 lớp học.
Trải qua bao khó khăn vất vã, từ sáng đến chiều cô tới trường làm việc tối về lại cầm tập đến nhà cô Trần Thị Hạnh ( lúc bấy giờ là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Tân Công Chí) để học hỏi về chuyên môn, đều đặn ngày nào như ngày nấy.
Từ khó khăn về cơ sở vật chất, tới giáo viên lúc này mới học hết lớp 9 và được đào tạo khoảng 01tháng là hợp đồng cho giáo viên vào dạy toàn bộ chưa đứng lớp dạy lần nào, lúc này giáo viên vừa đi làm vừa học để bồi dưỡng về chuyên môn.
Cô ngồi và nhớ lại câu nói của Thầy Hồng ( Ban tổ chức Phòng giáo dục) nói: “Thầy nhìn mặt em biết em làm được”, nhờ câu nói của Thầy đã cho cô thêm động lực, thêm sức mạnh để cô làm việc và tâm huyết với nghề giáo viên và đã xây dựng thành lập được trường Mẫu giáo Thông Bình. Trong quá trình công tác cô đã mang lại nhiều thành tích giáo dục đáng tự hào cho nhà trường, thông qua kết quả của học sinh, cô được đồng nghiệp thương yêu, phụ huynh tin cậy, các cháu học sinh yêu mến, qua từng năm học, cô mang về nhiều thành tích cho đơn vị.
Trải qua giai đoạn đầu đầy bỡ ngỡ không thể tránh khỏi, nhưng bằng nghị lực bản thân và nhất là niềm tin yêu với nghề, vượt lên chính mình, cô Lệ luôn phấn đấu, nỗ lực, rèn luyện, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm, để lãnh chỉ đạo trong đơn vị , chính vì thế mà cô được các cấp lãnh đạo, các chị em trong ngành giáo dục yêu quý, kính trọng rất nhiều, vì lẽ đó mà cô không ngần ngại gian khó phấn đấu học tập có thể đem hết kiến thức truyền đạt cho các giáo viên cũng như các cháu học sinh.
Và hiện giờ các giáo viên mà cô giúp đỡ năm xưa có một số là Hiệu trưởng, một số là Phó hiệu trưởng như:
Cô Lê Thị Vân; Hiệu trưởng trường mầm non 1/6
Nguyễn Thị Lệ: Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Thông Bình
Trương Mỹ Lan: Hiệu trưởng trường mầm non Thông Bình
Bùi Thị Hồng: P. Hiệu trưởng trường mầm non Thông Bình
Trần Thị Kim Hên: P. Hiệu trưởng trường mầm non Thông Bình
( vi deo phỏng vấn cô Vân , cô Lệ)
Đây là những giáo viên đầu tiên khó khăn cô Lệ đã nhận vào trường, đã giúp đỡ về chuyên môn, giúp giáo viên khắc phục khó khăn phát triển sự nghiệp giáo dục đạt được kết quả như hiện nay.
Đến tháng 02 năm 2009 cô Lệ được điều động về trường Mầm non Sơn Ca, để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cũng cố xây dựng Trường đạt chuẩn quốc gia.
Năm 2010 cô đã xây dựng trường Mầm non Sơn Ca đạt trường chuẩn Xanh- Sạch- đẹp, đạt vào năm 2017

Năm 2014-2015 trường đạt chuẩn kiểm định cấp độ 1, đặc biệt trong năm học đó trường được nhận cờ thi đua yêu nước của UBND Tỉnh Đồng Tháp trao tặng

Đội ngũ giáo viên đa số lớn tuổi, trình độ không đồng đều, trong trường toàn bà con dòng họ với nhau rất khó khăn về khâu tổ chức, quản lý, nhưng cô luôn tạo mối đoàn kết, chia sẻ những khó khăn với giáo viên, tạo được mối đoàn kết nội bộ trên dưới một lòng. Trong giai đoạn 2011-2015 cô Lệ vinh dự được SGD tỉnh Đồng Tháp biểu dương: Thành tích giáo dục học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện, và giai đoạn 2015-2020 cô Lệ tiếp tục đạt được thành tích 01 trong 03 giáo viên trong toàn ngành GD huyện Tân Hồng được Sở GD Tỉnh tuyên dương điển hình tiên tiến.

Vươn lên từ tình yêu nghề
Trong khoảng thời gian đầu vào nghề giáo, cô không ngần ngại, trải qua bao khó khăn, cho dù không đường xá, đi làm té lên trượt xuống, có khi trời mưa giông không về nhà được, cô phải ở lại bên trường, bằng tình yêu thương nghề đã gắn bó cô với nghề giáo viên mầm non. Chính vì lẽ đó, cô đã cố gắng cống hiến ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, rất nhiều học sinh đã lớn lên.
Từ tháng 8 năm 2019 theo luật công chức một lần nữa cô Nguyễn Thị Lệ được điều động và nhận quyết định làm Hiệu trưởng tại trường Mẫu giáo Tân Công Chí.

Trường có 5 điểm lẻ nằm rải rác trên các cụm tuyến dân cư xã Tân Công Chí, cơ sở vật chất còn hạn chế, cô Lệ đã từng bước phát triển mạng lưới trường lớp khang trang, sạch đẹp, cô còn tạo mối đoàn kết, các chị em trong đơn vị luôn quan tâm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau rõ rệt, cô đã tạo niềm tin cho cán bộ giáo viên, nhân viên, sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh, và giữ được cái phương châm Uống nước nhớ nguồn, tri ân và ghi nhớ công ơn của các cô đã nghỉ hưu cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Trải qua 23 năm làm hiệu trưởng ở các trường Mẫu giáo Thông Bình ( 12 năm), Mầm non Sơn ca ( 10 năm 5 tháng), trường mẫu giáo Tân Công Chí ( từ tháng 8/ 2019 đến nay) , cũng là ngần ấy năm cô bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi, Tuyên truyền viên giỏi, về hội thi của trẻ và cô giáo nhiều năm đạt giải cao cấp huyện, tỉnh…kết quả thi của từng năm học dần tăng lên rõ rệt…Nhiều năm liền chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, trường đạt tập thể lao động tiên tiến…và nhiều năm liền cô đạt Đảng viên xuất sắc được cấp trên khen thưởng, 02 lần đạt danh hiệu CSTĐ Cấp Tỉnh, và 02 lần bằng khen của UBND Tỉnh,….
Quan trọng hơn, ở cô luôn thể hiện tình yêu thương cán bộ giáo viên- công nhân viên và học sinh, cô luôn ân cần dịu dàng khi lãnh chỉ đạo trong đơn vị,tinh thần đoàn kết, luôn là sợi dây để các chị em xích lại gần nhau, hơn nữa tinh thần ham học hỏi, không ngừng sáng tạo của cô đã trở thành tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng để cán bộ, giáo viên và học sinh của trường noi theo.
Cô tâm sự: “Đó là niềm vinh dự lớn, nhưng cũng gắn một trách nhiệm nặng nề đối với một lãnh đạo đã đóng góp mấy chục năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô không để cho ai mất niềm tin vào mình, vì thế mà cô đã cố gắng rất nhiều, cùng với các chị em trong nhà trường phấn đấu đưa trường nơi mình công tác vững bước đi lên .
Tham gia làm công tác có ích cho xã hội, thể hiện tình yêu thương và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, cô Lệ tham gia công tác từ thiện, cô đã vận động gia đình, bạn bè làm công tác: nuôi dưỡng mẹ già neo đơn, theo địa chỉ nhân đạo.

Qua câu chuyện tôi vừa kể về tấm gương người tốt việc tốt là cô Nguyễn Thị Lệ, giúp cho bản thân tôi thấy được giá trị cao quý của nhà giáo, sự tâm huyết, tận tụy, thân thiện, làm giáo viên hay một lãnh đạo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, uốn nắn các em nhỏ, từ cách xưng hô, ăn nói, giao tiếp, để các em vững bước vào đời. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm lãnh đạo phải sát với cấp dưới, không làm việc bàn giấy, ở cô Nguyễn Thị Lệ đã thể hiện được theo tư tưởng của Người, cô luôn gần gũi, động viên chị em đồng nghiệp những lúc gặp khó khăn. Từ đó đã là động lực thúc đẩy sự kiên cường, không e ngại trước khó khăn, thách thức, Tôi sẽ cố gắng học tập theo cô về giá trị đạo đức con người, về lối sống, cách nghĩ cách làm, để góp một phần nhỏ bé của mình cùng chị em đưa trường mẫu giáo Tân Công Chí ngày một phát triển trong sự nghiệp trồng người. Phấn đấu là tấm gương sáng để các em học sinh noi theo, trong sự nghiệp: Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người.
Cô Nguyễn Thị Lệ có tự sáng tác ra bài hát về ngôi trường đầu tiên cô đến và là nơi cô phát triển cho sự nghiệp giáo dục của mình, khi tham dự cô đạt giải 3 tiếng hát giáo viên mầm non cấp tỉnh ( Bài hát được mang tên “Cô giáo vùng Biên” theo nhạc bài hát Lý kéo chài).
Trân trọng cảm ơn.