Giáo án tiết dạy tiêu biểu – Hội thi GVDG cấp huyện

GIÁO ÁN

Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Lĩnh Vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Hoạt động học: Làm thí nghiệm “PHÁO HOA TRONG NƯỚC”z5219223552105_384995bdf005c497d2b9a4978c2d7775Cô Lê Nguyễn Thúy An – Pháo Hóa Trong Nước

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  2. Kiến thức

– Trẻ biết làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng thông qua thí nghiệm “Pháo hoa trong nước”.

+ Trẻ biết nước và dầu ăn không hoà tan vào với nhau và dầu ăn nhẹ hơn nên luôn nổi lên trên bề mặt của nước. phẩm màu lại nặng hơn dầu nên sẽ chìm xuống dưới. Khi cho viên sủi vào, viên sủi sẽ tạo ra phản ứng với nước màu, tạo thành khí CO2 (bọt khí), làm cho nước màu sủi bọt lên phía trên. Những giọt màu sẽ nhảy lên trong dầu giống như pháo hoa.

– Trẻ nhận biết được tên gọi của: Nước, màu thực phẩm, dầu ăn, viên xủi, ly nhựa.

– Trẻ biết cách chơi trò chơi “pháo hoa”.

  1. Kĩ năng

– Trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét và bước đầu dự đoán khi thực hiện thí nghiệm “Pháo hoa trong nước”.

– Rèn cho trẻ kĩ năng cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ như: Vặn nắp chai, rót nước, bưng bê để làm thử nghiệm…

– Rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác cùng nhóm bạn thông qua thảo luận nhóm.

  1. Thái độ

– Trẻ yêu thích khám phá, mạnh dạn hứng thú, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

  1. Chuẩn bị

– Đồ dùng cho trẻ:

+ Mỗi trẻ 1 rỗ đồ dùng: 1 chai nước, 3 màu thực phẩm, 1 chai dầu ăn, 1 ly nhựa , 1 dĩa, khăn lau tay.

– Đồ dùng của cô:

+ 1 cái bảng thí nghiệm “Pháo hoa trong nước”

+ Mỗi trẻ 1 rỗ đồ dùng: 1 chai nước, 3 màu thực phẩm, 1 chai dầu ăn, 1 ly nhựa , 1 dĩa, khăn lau tay.

+ Video pháo hoa.

+ Bài hát: Happe new year; Điều lạ quanh ta; Bé đón tết sang; nhạc rap.

+ Khung cảnh tết: Ngôi nhà,Ti vi, máy tính.

III. Tiến hành

Hoạt động của Cô Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú

–  Chào mừng các bạn đến với chuyến đi xem chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật ngày hôm nay. Để tránh lạc đường, Cô mời các con đi nối đuôi nhau thành đoàn đi theo cô nhé. Chúng ta vừa đi vừa hát bài hát “Bé đón tết sang” nhé!

– Đến nơi rồi xin mời các bạn chúng ta hãy mau ổn định chỗ ngồi để cùng xem chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật sắp diễn ra.

– Các bạn hãy đếm với cô 1,2,3..Cô mở video pháo

hoa

+ Các bạn vừa được xem gì?

+ Pháo hoa được bắn lên đâu? trời những bông pháo hoa tỏa ra màu sắc như thế nào?

2. Hoạt động 2: Bé làm thí nghiệm: “Pháo hoa nở trong nước”.

– Cô còn có 1 điều thú vị nữa dành cho các bạn, nào các bạn hãy đi tận hưởng điều thú vị đó với cô nha.

– Cô lần lượt hỏi trẻ tên và công dụng của các nguyên liệu (Dầu ăn, viên sủi, màu thực phẩm); dụng cụ thí nghiệm.

+ Cô có gì? Và cái gì đây?

+ Đây là gì? Viên sủi dùng để làm gì?

– Chúng ta chỉ được phép sử dụng khi bác sĩ cho phép.

+ Còn đây là gì? Màu dùng để làm gì?

 

+ Cô còn có gì đây? Dầu dùng để làm gì?

– Cô chuẩn bị tất cả nguyên liệu này ngày hôm nay là để cho các bạn làm thí nghiệm khám phá khoa học, vì vậy khi thực hiện chúng ta không được nếm nhé!

+ Theo các bạn với những nguyên liệu này, có thể làm được thí nghiệm gì? Con làm như thế nào?

– Và Cô An sẽ thực hiện 1 thí nghiệm rất thú vị cô sẽ sẽ làm ra pháo hoa, nhưng pháo hoa của cô không bay lên bầu trời mà bay trong nước. Thí nghiệm có tên “Pháo hoa trong nước” . Các con có sẵn sàng xem chưa?

Khám phá thí nghiệm cùng cô :

– Cô thực hiện từng bước và hỏi trẻ:

* Bước 1: Rót nước vào ly đến vạch màu xanh. (Cô nhắc trẻ rót nhẹ nhàng, khéo léo,cẩn thẩn không làm đổ nước)

* Bước 2: Đổ dầu ăn vào ly đến vạch đỏ. ( Lượng dầu ăn nhiều hơn lượng nước).

+ Khi cô cho dầu ăn vào ly nước thì dầu ăn sẽ như thế nào? Vì sao?

* Bước 3: Nhỏ màu vào ly.(Hỏi trẻ màu gì)

+  Khi cô cho màu vào vào ly thì màu sẽ như thế nào? Vì sao?

+ Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu cô cho viên sủi vào?

 

 

* Bước 4: Cho viên sủi vào cốc.

+ Hiện tượng gì xuất hiện vậy các bạn?

 

 

 

+ Vì sao khi cô cho viên sủi vào thì nhiều bọt màu chuyển động bay lên miệng ly rất đẹp hả các bạn?

– Cô giải thích: Nước và dầu ăn không hoà tan vào với nhau và dầu ăn nhẹ hơn nên luôn nổi lên trên bề mặt của nước. phẩm màu lại nặng hơn dầu nên sẽ chìm xuống dưới. Khi cho viên sủi vào, viên sủi sẽ tạo ra phản ứng với nước màu, tạo thành khí CO2 (bọt khí), làm cho nước màu sủi bọt lên phía trên. Những giọt màu sẽ nhảy lên trong dầu giống như pháo hoa rất đẹp. Vì vậy cô gọi đây là Thí nghiệm pháo hoa trong nước.

– Cô cho cả lớp nhắc lại các bước làm thí nghiệm.

+  Khi thực hiện thí nghiệm chúng ta chú ý điều gì?

 

– Cô mời các bạn đi lấy dụng cụ về bàn làm thí nghiệm.

* Trẻ thực hiện thí nghiệm.

+ Trẻ đi lấy rỗ nguyên liệu và dụng cụ vào bàn.

+ Cho trẻ nhắc lại các bước làm thí nghiệm.

 

+ Cô cho trẻ thực hiện thí nghiệm.

+ Cô bao quát giúp đỡ trẻ.

3. Hoạt động 3:  Trò chơi “Pháo hoa”

– Cô và các bạn sẽ đọc và làm hành động siêu đáng yêu dưới nền nhạc ráp. Bạn nào làm đáng yêu, đọc lời trò chơi cực to cực vui nhất sẽ được cô khen.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Nhận xét trẻ chơi

+ Các bạn vừa làm thí nghiệm gì?

 

+ Tiết học hôm  nay các bạn thích điều gì nhất?

 

Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Trẻ hát bài “Bánh chưng xanh”  ra ngoài.

 

 

– Trẻ trẻ đi và hát cùng cô

 

– Dạ

 

 

– Trẻ xem pháo hoa trên màn hình tivi.

 

 

+ Xem pháo hoa.

+ Pháo bay lên bầu trời tỏa nhiều màu săc rất đẹp.

 

 

 

– Cô đây, cô đây.

 

 

 

 

+ Ly, dĩa.

+ Để làm thí nghiệm, là viên sủi bổ sung canxi.

 

+ Màu dùng để làm màu các loại bánh.

+ Dầu ăn , để nấu ăn.

– Dạ

 

 

+ Trẻ nói theo suy nghĩ.

 

– Dạ sẵn sàng.

 

 

– Trẻ xem cô thực hiện

 

 

 

 

 

 

+ Dầu ăn nổi lên, vì dầu nhẹ hơn nước nên dầu nổi lên.

+ Màu màu chìm xuống đáy ly. Vì màu nặng hơn dầu

+ Trẻ dự đoán hiện tượng màu nổi lên ạ; sủi bọt, màu chuyển động…

 

+ Hiện tượng pháo hoa xuất hiện, bong bóng màu nổi lên, nhiều bong bóng màu;  Sủi bọt, bọt nước bay lên; pháo hoa…

+  Vì viên sủi phản ứng tạo sủi bọt đẩy màu lên ạ…..

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

– Trẻ nhắc lại.

+ Không đùa giỡn, làm cẩn thận, không nếm các nguyên liệu…

 

 

– Trẻ đi lấy rỗ dụng cụ

– Trẻ nhắc lại các bước làm thí nghiệm.

– Trẻ thực hành thí nghiệm.

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ chơi

– Trẻ lắng nghe

+ Thí nghiệm Pháo hoa trong nước.

+ Trẻ nói điều trẻ thích.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ hát và ra ngoài.